Phương thức biểu đạt
Câu 1: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?
"Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng, nên thơ như dòng nước sông Hương trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao xao trong thành nội, như đồi thông u tịch buổi chiều hôm xứ Huế, đi thăm kinh thành Huế, du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản, tự hào và dễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp hòa quyện trong cảnh mây nước, cỏ hoa, đất trời đã tạo nên những cảm xúc tuyệt mĩ cho thơ ca và nhạc họa".(Trích Những nền văn minh thế giới)
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ:
"...Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu..."
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 3: Cho đoạn thơ:
"Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
a) Xác định phương thức biểu đạt
b) Nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ trên
c) Phân tích mối quan hệ giữa cái "có" và cái "không" trong khổ thơ.
Câu 4: Đọc đoạn văn sau
Năm nay con đã lớn bằng này. Mẹ đã gọi: "Dậy đi Dung ơi, con gái mẹ. Dậy đi thổi cơm ăn còn đi học" hoặc "Dậy đi mà giặt giũ".
Con thích đi cùng ôm lựng mẹ. Mẹ như thể chỉ là người chị. Có đôi công việc con nói: "Mẹ chậm lắm, để con làm cho!".
Nhưng con vẫn thích rúc đầu vào ngực mẹ, nằm ngả đầu vào lòng mẹ.
Có một con chim nào đó hót như nhạo chế: eo ơi lớn thế...
Con chim ngốc kia ơi, ta lớn thật rồi. Nhưng giá thử ta không có mẹ thì biết lấy ai cho ta mừng quýnh chân ra đón, lấy ai cho ta đêm nằm ngủ dựa đầu...(Nho nhỏ mùa thu - Trúc Thông, NXB Kim Đồng, 2002, trang 16)
a) Em thử đặt đầu đề cho văn bản trên và giải thích vì sao em lại lựa chọn như thế
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
c) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của văn bản trên (11-15 dòng)
Câu 5: Đọc câu truyện sau:
Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bác Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1.500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật …
Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Ang đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh hoạ có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy có chiếc tầu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bức ảnh thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.
Em đồng tình với tư tưởng gợi ra từ bức tranh nào? Tại sao có thể nói "Sức mạnh, sự vĩ đại của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà còn trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỷ, …"?