Diễn đàn Học Sinh Lớp 9/1 THCS Trưng Vương
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập91tvdn album
Top posters
Mr.Quân (848)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
An Evy (847)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
Pôn Evy (829)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
i_am_here_with_you (777)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
.Kill (701)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
toonie (679)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
bjn_hoilong (607)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
Kai (573)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
naughtyboy_dn95 (566)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
King (565)
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Emptyvào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Empty 
Similar topics
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Post_t10vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Post_t12
 
Bài gửiNgười gửi sau cùngThời gian
Happy birthday FORUM !!! vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Tue Mar 20, 2012 1:31 pm
9.1 come back!! vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Mon Aug 08, 2011 5:10 pm
Tuyển SMOD , MOD vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Tue Aug 02, 2011 7:44 am
AE 9/1 vào đây vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Tue Jul 26, 2011 5:59 pm
góp ý !!! vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Thu Feb 03, 2011 10:17 pm
PHẢN XẠ NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC-p2 Học tiếng Nhật mới vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Mon Nov 29, 2010 1:48 pm
Lớp học tiếng Nhật miễn phí tại Top Globis vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Mon Nov 29, 2010 1:47 pm
[News]Thế Giới Bá Vương: Chung kết esport hào hứng và sôi động vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Sat Nov 27, 2010 1:44 pm
[News]Thèm offline sinh nhật, gamer tự tổ chức mời NPH nhập tiệc vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Thu Nov 25, 2010 1:37 pm
[News]Asiasoft cũng nổ phát súng game thuần Việt đầu tiên! vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Sun Nov 21, 2010 2:22 pm
[News]Asiasoft sắp ra "FaceBook dành riêng cho... dân game" vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Lastpo10Sun Nov 21, 2010 10:00 am
 
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Post_f12vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) Post_f10

Share | 

 

 vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeThu Feb 25, 2010 9:21 pm

An Evy

V.I.P Member

An Evy
V.I.P Member

Birthday Birthday : 26/01/1995
Số bài Số bài : 847
Đến từ Đến từ : Một nơi không có con đĩ :))
Join date Join date : 24/02/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 85

Bài gửiTiêu đề: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
Chuyện giáo dục thế giới: Cách người Mỹ dạy học sinh tiểu học
Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Sau đây là bài viết của một tác giả người Trung Quốc về nền giáo dục tiểu học Mỹ cộng với các câu chuyện để bạn đọc tiện so sánh hai nền giáo dục Mỹ - Trung Quốc.


Mục tiêu giáo dục tiểu học Mỹ Cho dù là người Hoa ở Mỹ, bạn cũng khó hiểu rõ được đâu là trình độ tri thức mà học sinh tiểu học ở Mỹ phải đạt đến, sau đây chỉ là một tiêu chuẩn sơ lược để tham khảo.
1. Tốt nghiệp mẫu giáo
Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…; nhận biết 26 chữ cái tiếng Anh, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…; học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…

( hix hồi đấy mình học mẫu giáo thì cứ tô tô vẽ vẽ múa máy rồi linh tinh chả dc như thế này (_ _"!)

2. Lớp 1
Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau; có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm.  
3. Lớp 2
Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem đồng hồ; đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…, biết được sự khác nhau giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng…
4. Lớp 3
Học được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và cộng trừ trong phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số có ba chữ số; có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn biến cuộc đời của những động vật nhỏ như: ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng tự điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.
5. Lớp 4
Dùng máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ trong phạm vi 1.000.000, học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,…
6. Lớp 5
Biết điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký; bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo thể thức năm đoạn; học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn ngữ.  
Giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ
Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá.
Một cô giáo mẫu giáo về hưu thấy học sinh tiểu học Mỹ suốt ngày “chỉ biết chơi” thì không khỏi ngạc nhiên và lo lắng cho cậu cháu Hoa kiều ở Mỹ của mình. Bà nói với mẹ của cậu bé: Nếu là ở Trung Quốc, áp lực của học sinh chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học rất lớn, cả ngày phải cắm đầu vào làm bài tập… Nhưng cháu tôi thì sao? Mỗi ngày tan học về là đi đá bóng, chơi bóng bầu dục cùng lũ trẻ… thời gian cho việc làm bài, tập đàn ít như thế, làm mẹ thì phải chú ý!
Người mẹ nói, thành tích của cháu ở trường hầu như là điểm A, trừ đôi khi ngẫu nhiên sai sót, nhiều lần cháu đem về toàn điểm 100. Đối với học sinh tiểu học ở Mỹ thì như vậy là đủ rồi. Giáo dục tiểu học không phải là giáo dục tinh anh, cần tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ, chú trọng việc kết bạn, vận động và những hoạt động ngoại khóa.
Đương nhiên, người bà của cậu bé vẫn không bằng lòng, bà nói bài giảng của Mỹ quá nhẹ nhàng, bài tập quá đơn giản, thì chắc thi cử cũng rất dễ dàng. Bà nhấn mạnh, người Trung Quốc chúng tôi coi trọng các nền tảng cơ sở vững chắc. Kỳ thực, người Mỹ cũng coi trọng việc xây dựng nền tảng.
Chỉ có điều cái gọi là “cơ sở” của người Trung Quốc và người Mỹ khác nhau. Người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.  
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là có rất nhiều người Trung Quốc suy nghĩ như người bà kể trên, coi giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”, mà nhiều nhất trong số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc. Cái mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc. Có lần, trên một tờ báo Trung văn ở Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là nước đang phát triển”.  
Trong một cuộc họp của người Hoa, các bậc cha mẹ nhớ lại những câu chuyện thời trẻ của mình, một nữ sĩ đã thẳng thắn nói, tiêu chuẩn chọn chồng khi đó dường như đều phải là “học giỏi”, cũng có nghĩa là “thành tích tốt”, ngoại hình, tính tình, tu dưỡng đều là thứ yếu. Trong mắt của các nữ sinh chỉ có những người đứng đầu lớp mới là tốt, người đứng đầu toàn năm lại càng tốt.
Nhưng giờ đây, thế hệ sau của chúng ta thì sao? Nếu như bạn hỏi ai là bạn nam có thành tích học tập tốt nhất trong lớp thì con gái bạn ắt trở nên lúng túng, nhưng nếu hỏi, bạn nam nào giỏi thể thao nhất trường, thì con bạn sẽ rõ như lòng bàn tay vậy. Nếu bạn tâng bốc một cô gái xinh đẹp nào đó, bảo rằng cô sẽ lấy được một trạng nguyên, thì cô gái sẽ cho rằng không xứng đáng, thậm chí còn cảm thấy thua thiệt, “Cái gì, ai thèm cái đồ mọt sách đó?”.
Những người học giỏi nhất (nếu chỉ biết học tập, không có sở thích, sở trường nào khác) thường bị bạn bè cô lập. Để tránh mất đi tình bạn, để được biết đến nhiều hơn, được hoan nghênh nhiều hơn, không ít học sinh xuất sắc đã từ chối học các lớp chất lượng cao (lớp vinh dự), sợ mất đi những người bạn cũ từ lớp phổ thông, thậm chí có một số học sinh còn cố tình làm bài sai trong kỳ thi để hòa đồng với bạn bè. Trong mắt của bọn trẻ, bạn bè, tình bạn, niềm vui quan trọng hơn thành tích rất nhiều.  
“Độ khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ
Một người cha Trung Quốc đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì! Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.
Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con. Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do”.  
Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Làm bài tập”. Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Hôm qua và hôm nay của Trung Quốc”, ông kinh ngạc suýt ngã, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?
Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”. Người cha im lặng.
Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh… Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.
Đến khi sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai:
“Bạn cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?”
“Theo bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?”
“Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman1, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”
“Bạn có cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom nguyên tử?”
“Theo bạn, cách tốt nhất đế tránh chiến tranh ngày nay là gì?”
Lịch sử nước Mỹ mới chỉ có vỏn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các em học sinh.
Sự khác biệt giữa công nhân và ông chủ
Người cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã có thể sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu tư liệu và hình ảnh. Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận. Học sinh tiểu học của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn. Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu.
Lưu học sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành được học vị tiến sĩ cần năm năm. Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.
Tới khi cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình. Không thể “viết về bản thân mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện cái “tôi” của mình.
Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn bộ hệ thống giáo dục cơ sở. Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy định nào đó, một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu.
Khi đã công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn. Người Trung Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn. Người Trung Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu?
Bản lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp họ phát huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm… Hiển nhiên, đây là tác phẩm của một ông chủ, chứ không phải của một công nhân.
Trung Quốc và Hoa Kì: 5000 và 200!
Bài viết của chuyên gia lịch sử Trung Quốc Ngưu Đại Dũng dưới đây được đăng tải trên rất nhiều trang báo điện tử khác nhau của Trung Quốc và gây được sự chú ý khá lớn. Đây là những suy nghĩ của một cá nhân từ việc so sánh phương pháp giảng dạy và học tập môn Lịch sử ở Mĩ và Trung Quốc.
Giáo viên không có ảnh hưởng lớn
Năm 1992, tôi làm nghiên cứu sinh tại một trung tâm nghiên cứu ở Washington.
Từ ban đầu tôi đã cảm thấy thực sự sửng sốt đối với phương pháp giáo dục của họ.
Giáo viên của tôi, bà Elizabeth Parry, với hướng nghiên cứu là lịch sử vận động của quần chúng Trung Quốc. Bà giảng cho tôi về giai đoạn lịch sử vận động phát triển của phong trào công nhân Thượng Hải từ thời kì Dân Quốc đến thời kì Cách mạng văn hóa. Tôi đến với khóa học của bà đầu tiên với hi vọng học tập hệ thống tri thức liên quan đến giai đoạn này, nhưng không ngờ sau một buổi học đầu óc tôi vẫn mù mờ, không biết được điều gì rõ ràng.
Trong toàn bộ khóa học, bà đều giảng về sự bất đồng trong nhận thức về một vấn đề trong lịch sử của các trường phái khác nhau, không có gì là thật sự thống nhất cả. Bản thân bà giáo Elizabeth Parry dường như cũng đã biến mất trên giảng đường.
Sau đó tôi dần dần phát hiện ra rằng, đây là sự khác nhau lớn nhất giữa Trung Quốc và Mĩ trong việc giảng dạy lịch sử.
Năm 1997, Tôi đến đại học Harvard và được biết trong trường thường dẫn câu nói của Mandell Creighton: “Mục đích chân chính của giáo dục là phải làm cho người học luôn luôn suy nghĩ, luôn luôn đặt câu hỏi”.
Trong trường đại học Harvard, sinh viên năm thứ nhất chưa được phân thành chuyên ngành, họ phải lựa chọn các môn học đại cương thuộc 6 lĩnh vực khác nhau. Một trong những môn đó là môn Sử học. Sinh viên đại học Harvard bắt buộc phải học Sử học nhưng họ có thể lựa chọn một học phần trong khoảng 30 học phần khác nhau như: “Châu Phi hiện đại từ 1850 đến nay”, “Việt Nam và Mỹ từ 1945-1975”…
Việc giáo dục lịch sử ở nước Mỹ chủ yếu là bồi dưỡng khả năng tự chủ trong việc tiếp thu tri thức, tranh luận tri thức và sáng tạo tri thức. Trung Quốc không như vậy, các thầy giáo Trung Quốc dùng tất cả khả năng của họ để truyền đạt cho bạn những tri thức hoàn chỉnh nhất. Là một sinh viên, tốt nhất là bạn nên học cho kì thuộc lòng những tri thức đó. Đây đều là một thứ “bề mặt” hoặc giả cũng chỉ là một thế hệ được đào tạo tốt theo khuôn của một ông thầy hướng dẫn
Các giảng viên ở đại học Harvard khi chấm bài cho sinh viên, một lời phê cho bài tốt nhất sẽ là: “Đây là sinh viên cho tôi nhiều tri thức nhiều hơn là tôi cho cho anh ta”; lời phê cho bài tồi nhất sẽ là: “Đây là sinh viên không cho tôi bất cứ tri thức mới nào”.
Cứ như vậy, trong khóa học môn lịch sử đó tôi đã không học được nhiều, một tuần, một tiết một giờ của khóa học. Nhưng khó khăn nhất là ngoài giờ học. Trong một tuần lễ bạn cần phải đọc ít nhất 200 trang trở lên. Việc đọc vẫn còn chưa xong, thì tuần thứ hai, thảo luận đã bắt đầu, người tham gia thảo luận không nhiều, khoảng 20 người, trong vòng hơn một giờ đồng hồ, mỗi người đều phải phát biểu. Nếu như vấn đề bạn nói tất cả mọi người đều biết thì còn ai nghe bạn nữa? Vì thế, bài học này chính là kiểm tra xem sinh viên trong tuần trước đó có phát hiện của riêng mình hay không.
Các giảng viên Mĩ sẵn sàng để sinh viên lên bục giảng giảng bài, khi mới bắt đầu tôi không quen lắm. Nói như thế nào đây? Trong sách đều có những thứ đó thì diễn thuyết như thế liệu có ý nghĩa gì? Đó là bởi lúc ấy tôi chưa có ý thức khai thác những tri thức mới trong sách.
Về tới Đại học Bắc Kinh, tôi có ý định thử nghiệm phương pháp dạy học của nước Mĩ, nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên, sinh viên lựa chọn các học phần rất nhiều, ít nhất là 10 môn, nhiều thì 29 môn, không có người nào có ý hướng quan tâm quyết liệt đến một môn học nhất định nào. Đối với những sinh viên chính qui ở nước Mỹ, bốn năm ước tính khoảng 30 học phần, bình quân là một học kì sẽ có khoảng hơn 4 môn. Thứ nữa, đại đa số các giáo viên và sinh viên đều vẫn còn thói quen của phương thức học tập cũ, không mấy ai chọn môn học của tôi. Vì thế, cùng lắm tôi chỉ tạo nên sự điều chỉnh ở một phương diện rất nhỏ mà thôi.
Không có tài liệu học tập được biên soạn thống nhất

Đại học Harvard
Theo như tôi biết, việc giảng dạy lịch sử ở Mĩ không có cái gọi là “Giáo trình biên soạn thống nhất”. Đối với tư tưởng học thuật và việc giáo dục, về cơ bản chính phủ không quản lí, tức là họ hoàn toàn có quyền tự chủ.
Giới học thuật dường như không có ý thức biên soạn các tài liệu học tập. Có những cuốn sách lịch sử ghi rõ là loại sách “Thích hợp cho sinh viên đọc”. Nhưng không có bất cứ người nào dám nói rằng sách của ông ta được toàn quốc thống nhất sử dụng. Về phương diện này, nước Mĩ không tiến hành giảng thống nhất, mục đích của họ là sự riêng biệt. Sách của bạn phải có nội dung khác với những sách khác có liên quan đến vấn đề mà bạn đề cập trong sách mới có thể có giá trị xuất bản.
Ngoài ra, việc biên soạn sách cho sinh viên đọc, cho dù có thể giúp tác giả công bố tên tuổi của mình nhưng cũng không thể mang lại danh tiếng về mặt học thuật cho ông ta.
Cùng về một vấn đề lịch sử, hầu hết các học giả đều có những công trình nghiên cứu rất dày dặn. Các thầy giáo hướng dẫn có thể lựa chọn một trong số đó làm giáo án. Lấy một ví dụ, môn học này giảng về lịch sử chiến tranh độc lập của Mĩ thì sinh viên được cho biết, có những cuốn sách gì có thể sử dụng trong việc học tập. Có thể trong tiết học này thầy giáo giảng về chương hai trong cuốn sách này, tiết sau lại giảng về chương ba của một cuốn sách khác.
Trong thời gian tôi lưu học, từng ở nhờ trong nhà một gia đình người Mĩ gốc Hoa, tôi dạy kèm cho con họ, và họ cho tôi ở miễn phí. Ban ngày tôi tranh thủ dạy kèm cho lũ trẻ, để đến buổi tối có thể đọc sách của mình, không nghĩ tới việc những đứa trẻ này lôi kéo tôi đến thư viện. Khi đó tôi mới phát hiện dù cho đối với học sinh tiểu học ở đây các khái niệm sách giáo khoa tuy cũng không quá quan trọng nhưng bọn trẻ muốn hoàn thành bài tập cũng vẫn phải đến thư viện.
Nhìn qua thì có vẻ như chính phủ Mĩ đối với việc giảng dạy học tập lịch sử không “nghe” mà cũng không “hỏi”, thực tế thì đó là một cách kiểm soát rất hiệu quả và tinh vi.
Năm 1992, sau khi Liên Xô giải thể không lâu, cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập. Từ một Liên bang Xô Viết xuất hiện các quốc gia độc lập mới, họ chưa từng được các học giả Mĩ chú tâm nghiên cứu. Chính phủ nước Mĩ hào phóng chi ngân sách cho một số đại học cổ động các trường này thiết lập các cơ sở nghiên cứu tương ứng, hơn nữa còn đưa ra những học bổng rất cao trong lĩnh vực nghiên cứu này, để hấp dẫn sinh viên. Bởi vì có tiền, cho nên phần lớn họ - những người trước đây chỉ nghiên cứu rất hời hợt đối với Trung Á - nay vội vàng sang Azerbaijan. Sau khi về nước, rất có thể họ đã trở thành một nhân viên của đoàn cố vấn của chính phủ Mĩ.
Không có đáp án chuẩn cho các bài thi
Theo tôi được biết, trong việc giảng dạy và học tập môn lịch sử, không có cái gọi là tư tưởng chính xác duy nhất. Rất nhiều tư tưởng của những người có thâm niên, tư tưởng của những người có uy vọng lớn, tư tưởng đã được dùng rất nhiều năm đều có thể bị nghi ngờ, bị tranh luận, bị cải tiến cho phù hợp.
Đối với vấn đề lịch sử, họ không có cái gọi là đáp án tiêu chuẩn. “Cần có ý kiến mới”, “nhất thiết không phải người nói thế cũng nói như thế”- đây là những tiêu chuẩn để học đánh giá một sinh viên ưu tú, “thống nhất và tiêu chuẩn” là điều hoàn toàn không được hoan nghênh ở nơi đây.
Nếu như phải dùng một từ chính xác để nói về nền chính trị của Mĩ, thì đó là từ: “dân chủ”. Nhưng mà ít người hiểu rằng, một con số không ít các học giả Mĩ không hoàn toàn phủ định đối với nền chuyên chế cổ đại cũng như nền chuyên chế đương thời, họ không cho rằng chế độ dân chủ của nước Mĩ có thể sẽ bao trùm phổ biến được trên toàn thế giới.
Ví như vấn đề của cuộc nội chiến Mĩ, người Trung Quốc cho rằng: Phía bắc là chính nghĩa, phá bỏ chế độ nô lệ, thống nhất quốc gia. Khẳng định này là một đáp án chuẩn. Thế nhưng nếu bạn đến phía Nam nước Mĩ, nghe người ở đây nói giai đoạn lịch sử này, tham quan bảo tàng kỉ niệm nội chiến ở đó, bạn sẽ phát hiện họ đứng về phía những người phương Nam.
Một số bạn học của tôi là những người phía nam đến, lí giải giai đoạn lịch sử này, hầu hết họ đều xuất phát từ quan hệ hoàn cảnh của bản thân các gia tộc, mang đậm sắc thái cảm tính hóa. Nhưng mà điều này hoàn toàn không phương hại gì đến sự thống nhất của nước Mĩ, quan trọng là bạn cần nhìn nhận sự thống nhất này như thế nào, nếu như bạn nghĩ rằng những cuộc tranh luận học thuật này sẽ tạo ra một cuộc chiến tranh nam bắc phân liệt trên đất Mĩ nữa thì thật đáng buồn cười.
Coi trọng giáo dục lịch sử cho cộng đồng
Nước Mĩ rất coi trọng việc giáo dục lịch sử đối với công chúng, họ coi trọng vấn đề này hơn chúng ta rất nhiều. Nước Mĩ có hai kênh: kênh lịch sử và kênh truyện kí.
Những kênh này mỗi năm được bù tiền, cũng rất ít có quảng cáo, liên tục phát hành các chuyên đề về các nhân vật và sự kiện lịch sử.
Nước Mĩ có lịch sử không dài. Nhưng dấu tích lịch sử được phổ biến khắp cả nước: cửa bị phá, ngói vỡ, nơi đầu tiên nổ súng mở đầu cho cuộc chiến tranh độc lập, căn nhà có người nổ súng đầu tiên, báo chiến tranh được đưa tới các tuyến đường; dưới các tòa nhà, một ngôi nhà trắng cắm một lá cờ nhỏ, mọi người sẽ nói cho bạn biết đó là di chỉ của nghị hội lúc đó. Boston còn có một tuyến tham quan nổi tiếng, tham quan di tích khắp các nơi, họ chứng kiến tận mắt hiện trường, người du lịch, già có trẻ có, đây chẳng phải là cách giáo dục lịch sử tốt nhất hay sao!
Chúng ta thì sao? Tôi dám nói, chúng ta chưa có được nhiều sự bảo tồn như nước Mĩ.
Nhìn bề ngoài, từ tiểu học đến đại học của chúng ta đều dạy lịch sử. Xem thế thì so với người Mĩ dường như người Trung Quốc coi trọng lịch sử hơn. Nhưng đó không phải là lịch sử, đó là sự thống nhất tư tưởng, thống nhất nhận thức..

Chính phủ Anh cải thiện hành vi ứng xử học đường
Chính phủ Anh mới đây đã ra tuyên bố đầu tư 13,7 triệu bảng cho một chương trình nhằm cải thiện hành vi ứng xử học đường.
Tuyên bố này cho thấy Chính phủ Anh đã có cái nhìn cảm tính và mang tính xã hội hơn đối với giáo dục. Trước mắt, 7 triệu bảng sẽ được đầu tư cho dự án.
Trong tháng 9 tới, dự án này sẽ được bỏ ra 3 triệu bảng để tiến hành chương trình tại các trường trung học, tiếp sau đó, từ năm 2008 đến 2010, mỗi năm sẽ có thêm 3,5 triệu bảng được đầu tư cho cấp tiểu học và trung học. Dự kiến khoản đầu tư này sẽ được tăng lên là 3,7 triệu bảng vào năm 2010 và 2011.
Ed Balls, Bộ trưởng Bộ Gia đình, Nhà trường và Trẻ em cho biết chương trình này nhằm góp phần nâng cao sự tự tin cho các em, giúp các em có khả năng giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách ổn thoả và biết cảm thông với người khác. Tại các trường thí điểm cho thấy chương trình này thực sự đã có tác động tích cực tới sự rèn luyện cách hành xử của học sinh, và hiện tại chương trình đang trong quá trình được triển khai mở rộng.
Khoảng 10.000 trường tiểu học của Anh đã triển khai chương trình này để giáo dục cho học sinh những kỹ năng tình cảm và kỹ năng xã hội mà được xem là “cơ sở cho những hành xử tích cực, khiến các em đi học đều, học tập tích cực và có đời sống tình cảm lành mạnh”.
Chương trình tập trung vào phát triển kỹ năng thấu hiểu, điều khiển cảm xúc, giúp các em phấn chấn, biết cảm thông và những kỹ năng xã hội khác thông qua các giờ học thể chất và diễn kịch.
Chương trình cũng hướng tới mục đích giúp các em nâng cao khả năng linh hoạt trong xã hội và công việc sau này bằng cách gây dựng sự tự tin vào khả năng của mình và hướng dẫn cho các em cách thức giao tiếp hiệu quả với người khác.
Ông Balls cho hay: "Rất nhiều trường đã tiến hành thực hiện chương trình này và đã có những kết quả khả quan cho thấy sự tiến bộ của các học sinh trong giao tiếp với các bạn khác trong và ngoài lớp. Chương trình đảm bảo tất cả các em học sinh sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc tự tin, biết cư xử đẹp và tôn trọng người khác”.
Ông cũng nói thêm: “Những ý tưởng này là cơ sở vững chắc để các giáo viên có thể tin tưởng rằng hành vi ứng xử đẹp và bầu không khí tôn trọng sẽ là chuẩn mực ứng xử trong nhà trường”.
Chính phủ Anh muốn các quan chức địa phương bước đầu trong tháng 9 tới, sẽ tập trung hỗ trợ khoảng 10% các trường trung học trong nước, để các trường này sẽ trở thành những trường tiên phong, tiến tới sẽ áp dụng mô hình này trên toàn quốc.
Steve Sinnott, Tổng thư ký Liên đoàn Nhà giáo Anh rất hoan nghênh chương trình này. Ông nói: “Rốt cuộc, Chính phủ cũng đã tiến hành một biện pháp chuyên nghiệp, thích đáng và có ý nghĩa để triệt tiêu nguồn gốc của những hành vi không thể chấp nhận được trong giới học sinh. Các giáo viên luôn rất ủng hộ những sáng kiến mới mẻ và tích cực để thúc đẩy học trò của mình và đẩy lùi sự suy đồi".
Nghiên cứu gần đây của Quỹ Trẻ em NHC đã chỉ ra rằng sự thiếu lành mạnh về tình cảm ở những năm đầu đời có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng linh hoạt xã hội của các em về sau này.
Giám đốc Quỹ này, bà Clare Tickell cho rằng Chính phủ đã rất đúng đắn khi nhận ra sự cần thiết trong việc hỗ trợ các em phát triển những kỹ năng tình cảm và xã hội. Song bà cũng cho rằng: “Chính phủ nên tập trung hơn nữa vào những trẻ em dễ tổn thương, dễ bị xâm hại và gia đình các em để xây dựng cho các em sự tự tin, tự tôn và những kỹ năng xã hội nhằm đảm bảo rằng các em có thể phát huy toàn bộ khả năng của mình trong cuộc sống sau này”.
Bà cũng nói thêm: còn rất nhiều việc phải làm “nếu chúng ta thực sự hiểu được điều gì đã làm gia tăng những hành vi ứng xử không lành mạnh ngày nay”. Chương trình “ Phát triển khoẻ mạnh”, với tư cách là một phần của chiến dịch, sẽ được NHC phát động vào mùa thu nhằm tiến hành điều tra nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục thực trạng đáng buồn này.


Khi môn Triết vào tiểu học ( ghê chưa )
Trong một căn phòng nhỏ tại trường tiểu học Eliot Bank (Anh quốc), những đứa trẻ đang ngồi quây quần lại với nhau trong một không khí tĩnh lặng tới mức khó hiểu.
Chân bắc chéo, tay chống cằm và những gương mặt phúng phính đang nhíu mày lại ra vẻ đang rất đăm chiêu, tập trung suy nghĩ... Điều gì đang xảy ra?
Trẻ con cũng “lí sự”


Học Triết và chơi những trò chơi trí tuệ từ lúc nhỏ có thể giúp thay đổi trí tuệ cũng như nhân cách của học sinh. Ảnh: School.org
Thật ra đó chỉ là những gì đang diễn ra vào giờ Triết của 1 lớp tiểu học tại trường. Và câu hỏi đã khiến những đứa trẻ 7 tuổi ngày thường vốn rất hiếu động, chẳng bao giờ chịu ngồi im nhưng hôm đó lại" hiền như bột" là: ” Có thể nhúng chân 2 lần trên cùng 1 dòng sông?”.
Câu hỏi Triết học mang tính kinh điển này chắc chắn đã từng làm không ít người lớn phải toát mồ hôi. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các gương mặt trẻ thơ trong lớp đều đang hết sức căng thẳng, gãi đầu, nhíu trán… nhiều lần khi động não tìm câu trả lời. Không gian im phăng phắc và thời gian có lẽ trôi chậm hơn vào lúc này, nhưng cuối cùng những cánh tay dù rất rụt rè cũng dần giơ lên...!
“Em nghĩ chúng ta có thể. Bởi vì mình sẽ bước xuống sông lần thứ nhất với bàn chân đầu tiên, và lần thứ hai với bàn chân còn lại”, một HS rụt rè nhận định. Ý kiến này nhanh chóng bị phủ định bởi một HS khác vì cho rằng dẫu có bước xuống hai lần bằng hai chân thì hai chân ấy cũng chỉ từ một cơ thể mà ra, nên cuối cùng mọi người chỉ bước xuống con sông được một lần.
Không khí bắt đầu nóng lên, một nhóm HS hào hứng phản bác: ”Chúng ta có thể nhúng chân xuống vào hôm nay rồi về nhà, ngày mai chúng ta lại đến nơi đó và nhúng chân xuống. Thế là chúng ta đã nhúng chân hai lần trên dòng sông…!”
Theo dõi cả nhóm thảo luận từ nãy tới giờ, ông Worley, giáo viên môn tâm lý của lớp chỉ im lặng lắng nghe và gật gù. Chỉ đến khi một HS nam trong lớp phát biểu :”Nếu chúng ta đã bước xuống sông vào thứ bảy, và ngày hôm sau trở lại thì chúng ta sẽ gặp 1 con sông khác, vì con sông của ngày thứ bảy đã không còn ở đó. Nói cách khác, không thể bước hai lần trên một dòng sông!”, thì ông mới ra hiệu dừng cuộc thảo luận lại với một nụ cười lộ rõ vẻ thú vị trên môi.
Những hiệu quả không ngờ
Ông cho biết những cuộc thảo luận tưởng chừng vô nghĩa như thế nhưng lại là cách giúp lối suy nghĩ của các em HS sẽ nhanh chóng thay đổi và trở nên đa dạng, phát triển theo chiều hướng tích cực. "Ở môn Triết, thay vì phải học cách làm thế nào để giải quyết một bài toán, thì các em sẽ biết một bài toán thực sự có ý nghĩa gì", ông nhận định.
Và các em HS đã làm được điều đúng như mọi người mong đợi, trở nên năng động và biết cách tranh luận một cách sôi nổi. Nhưng hơn hết cả, các em được mặc sức bảo vệ câu trả lời và quan điểm của mình vì không như toán, lý... hay các môn học tự nhiên khác, Triết học là một khoảng không rộng để mọi người có thể mặc sức suy diễn.
"Học Triết cũng giúp các em nhận ra rằng sự lộn xộn đôi khi cũng là điều tốt và nếu có vấp phải sai lầm thì điều đó cũng chẳng đến nỗi ghê gớm như các em nghĩ", Kathy Palmer, hiệu trưởng nhà trường, bổ sung.
Có nên đem Triết giảng dạy ở bậc tiểu học hay không khi môn học này đã từng là nỗi "ác cảm" của không ít người lớn vì tính trừu tượng, khó hiểu của nó? Sự tranh cãi đó không quan trọng vì có thể những câu nói, những suy nghĩ và phát biểu của các em là rất ngây ngô và... sai be bét! Nhưng các em đã có cơ hội được cố gắng và bảo vệ ý kiến của mình, nói cách khác, cái tôi trưởng thành trong các em đã được tạo cơ hội định hình và phát triển.


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeFri Feb 26, 2010 4:57 pm

bachthao95

Moderator

bachthao95
Moderator

Birthday Birthday : 01/11/1995
Số bài Số bài : 77
Đến từ Đến từ : Da Nang City
Join date Join date : 24/02/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 9

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
đúng, VN mình nhồi nhét cho hung, cuối cùng làm bài kiểm tra xong là quên từ đầu đến cuối, chả có j đọng lại trong đầu, như ta là một vd minh họa :##:


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSat Feb 27, 2010 12:28 pm

An Evy

V.I.P Member

An Evy
V.I.P Member

Birthday Birthday : 26/01/1995
Số bài Số bài : 847
Đến từ Đến từ : Một nơi không có con đĩ :))
Join date Join date : 24/02/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 85

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
=))... học không phải vì mình... học vì bố mẹ thì học làm sao mà khá lên được :))... học thế nào được khi đầu toàn nghĩ đến chơi?
học ở nước ngoài là 1 thú vui chứ không phải như cái gối ở việt nam... cứ lấy nhiều nhét bông vào vỏ gối :))


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 9:25 am

le$
tan' gai'

Copper member

le$
Copper member

Birthday Birthday : 03/01/1995
Số bài Số bài : 63
Đến từ Đến từ : nha` tao 8-)
Join date Join date : 22/03/2010
Humor : tan' gai'
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 4

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
hic, đọc lòi con mắt, éo muốn đọc tiếp :evil: . Lược bớt cho dân tình ik ông nội Ngu cho chết


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 9:42 am

Ken

V.I.P Member

Ken
V.I.P Member

Birthday Birthday : 27/08/1995
Số bài Số bài : 190
Đến từ Đến từ : thiên đường
Join date Join date : 04/03/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 78

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
nhìn là hết muốn đọc .Đọc đi rồi tóm tắt lại nghe với :Ngongac:


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 10:02 am

.Kill

Mem tích cực

.Kill
Mem tích cực

Birthday Birthday : 01/09/1995
Số bài Số bài : 701
Đến từ Đến từ : Nơi nào có phong trào DotA phát triển
Join date Join date : 28/02/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 34

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
đọc xong chắc lé lun 2 con mắt


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 10:35 am

tranquochai

Trial Mod

tranquochai
Trial Mod

Birthday Birthday : 09/07/1995
Số bài Số bài : 312
Đến từ Đến từ : đồn công an khu vực
Join date Join date : 05/03/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 44

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
_siêu nhân đâu đọc nổi mà bắc ta đọc . écec.


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 10:39 am

Anonymous

Khách viếng thăm

Khách vi

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
rất chi là dễ hỉu ... đọc hỉu r` bay mất 1 con mắt


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 4:49 pm

An Evy

V.I.P Member

An Evy
V.I.P Member

Birthday Birthday : 26/01/1995
Số bài Số bài : 847
Đến từ Đến từ : Một nơi không có con đĩ :))
Join date Join date : 24/02/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 85

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
tụi bay nahsc đọc chứ ta đọc nhiều nên mới giỏi đưc[j như ry đây :">
ps: ai đào mộ cổ ry =))


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 5:12 pm

chjxmoe_rotxjen
chém admin làm mồi!♥♥♥

Gold member

chjxmoe_rotxjen
Gold member

Birthday Birthday : 01/06/1995
Số bài Số bài : 533
Đến từ Đến từ : hotel room service!!:D♥♥♥
Join date Join date : 02/03/2010
Humor : chém admin làm mồi!♥♥♥
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 29

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
cái nềy đem bán ve chai cũng chưa đx 1k nữa!đọc xong trả tiền thuốc kon méc mún lòi lun akm!! :chuoi:


Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeSun Apr 04, 2010 5:54 pm

.Kill

Mem tích cực

.Kill
Mem tích cực

Birthday Birthday : 01/09/1995
Số bài Số bài : 701
Đến từ Đến từ : Nơi nào có phong trào DotA phát triển
Join date Join date : 28/02/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 34

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
k phai tra tien thuoc... Ma la tien mua con mat moi :emso:


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeTue May 04, 2010 7:44 pm

toonie

Designer

toonie
Designer

Birthday Birthday : 30/08/1995
Số bài Số bài : 679
Join date Join date : 22/02/2010
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 67

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
Cop về mà toàn chữ k làm ta chẳng muốn đọc xí mô :-ss
thà có vài cái emo hay hình ảnh gì đó còn ráng rặn mắt ra đọc chứ cứ ntnày thì bố đứa nào đọc =))


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitimeTue May 04, 2010 8:42 pm

Mr.Quân
WILL SMILE EVEN IF WE SAD

Administrator

Mr.Quân
Administrator

Birthday Birthday : 15/06/1995
Số bài Số bài : 848
Đến từ Đến từ : ♣ Đà Nẵng ♣
Join date Join date : 10/02/2010
Humor : WILL SMILE EVEN IF WE SAD
Chỉ số EQ của bạn Chỉ số EQ của bạn : 141

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 
Thề từ này về sau miềng kô vô topic này nữa !
Nhìn vô thấy nãn , bưa chè =))


vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :) I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

 

 

vào để so sánh nền giáo dục của châu Á và châu Âu :)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Học Sinh Lớp 9/1 THCS Trưng Vương :: Hội quán :: Mọi người cung chia sẻ nào-
Có Bài Mới Có bài mới đăngChưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên Mục Ðang Bị Khóa Ðã bị đóng lại
Skin HaiLang .
Edit bởi Mr.Quân .
Copyright © 2010 - 201x, wWw.91tvdn.forummtion.cOm .

Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất